Trong bối cảnh đó, Nexlab với vai trò cung cấp giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp lớn và SMEs, đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc chuyển đổi số của các đối tác, giúp họ nhanh chóng thích ứng với đại dịch và duy trì hoạt động kinh doanh giữa khủng hoảng. Là một trong những đơn vị chính trong việc xây dựng nền tảng số cho Daikin Việt Nam, Nexlab đã dồn tâm huyết và nguồn lực suốt hơn một năm trời và “quả ngọt” hái được là tác động của Covid – 19 đã biến từ “nguy” thành “cơ”, giúp Daikin thích ứng dễ dàng và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả dù trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
Trước đây, Daikin Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2B, tức bán hàng qua các đại lý. Tuy nhiên, dịch Covid-19 xảy ra đã khiến mọi quá trình từ hành chính, kế toán đến các quy trình nghiệp vụ chuyên môn của khối bán hàng, dịch vụ,… đều phải lên “online” để đảm bảo hoạt động.
Đóng góp không nhỏ trên chặng đường chuyển đổi số đó, Nexlab đã góp phần tối ưu hóa quy trình hoạt động, giúp các khối Văn phòng, Nhà máy sản xuất và Hệ thống phân phối của Daikin được phối hợp nhịp nhàng. Trong thời gian giãn cách xã hội, 80% nhân viên của Daikin tại hầu hết các chi nhánh ở các thành phố lớn đều phải làm việc tại nhà. Nhưng khác với nhiều doanh nghiệp bị xáo trộn quy trình làm việc, tại Daikin, mọi hoạt động đều được vận hành trơn tru và hiệu quả.
"Sáng đầu tiên trong giãn cách, mọi phòng ban từ mảng dịch vụ đến hậu cần, bộ phận sale và tổng đài chăm sóc khách hàng đều phối hợp hoạt động nhịp nhàng, thậm chí đạt năng suất cao hơn dù không cần đến văn phòng", ông Huỳnh Nguyễn Tường Thi (cố vấn kỹ thuật của Daikin Việt Nam, CEO và Founder thuộc Công ty Phát triển Phần mềm Nexlab Technology) chia sẻ.
Theo nhiều chuyên gia, công nghệ và chuyển đổi số sẽ là xu thế hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ hậu Covid-19. Do đó, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp phải có cả phần cứng, phần mềm, có những giao dịch với nền tảng công nghệ số. Đầu tư công nghệ hợp lý để kết nối người lao động, kết nối với đối tác...
Tuy nhiên, vốn đầu tư cao hay chi phí vận hành công nghệ đắt đỏ là lý do khiến các nhà quản lý Việt Nam hay dè chừng khi nhắc đến chuyển đổi số. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, doanh nghiệp Việt thường vấp phải 5 rào cản trong chuyển đổi số bao gồm: thông tin (30,4%), nhân lực nội bộ có chuyên môn ứng dụng công nghệ số (32,3%), bảo mật dữ liệu (33,9%), cơ sở hạ tầng công nghệ đã lạc hậu (38,9%) và chi phí không phù hợp (55,6%).
Với kinh nghiệm tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho nhiều công ty lớn nhỏ trên khắp thế giới như Vetera GmbH, Raffles Medical Group, Daikin Việt Nam, FE Credit, MoMo, Vietravel, Nexlab đang là “điểm đến” điển hình của những doanh nghiệp đang có nhu cầu chuyển đổi số với những giải pháp tối ưu, khả năng đồng bộ cao với chi phí thấp.
Ông Huỳnh Nguyễn Tường Thi cho rằng, sản phẩm và dịch vụ SaaS (phần mềm bán sẵn) chỉ phù hợp với đơn vị có kinh nghiệm áp dụng công nghệ. Vận hành thành công một chương trình chuyển đổi số là việc không thể kiêm nhiệm nếu thiếu nghiệp vụ chuyên môn. Nếu chuyển đổi số bài bản, việc tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lên đến 25-30%, hoặc cao hơn nữa là hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Nhìn về dài hạn, chuyển đổi số không chỉ là “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, mà còn là nhân tố cốt lõi để mỗi doanh nghiệp duy trì vị thế bền vững trên thị trường trong xu thế 4.0. Nexlab với vai trò cố vấn, xây dựng nền tảng công nghệ và chương trình chuyển đổi số phù hợp cho các doanh nghiệp Việt, sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp đóng góp vào hành trình xây dựng “thế giới số” của quốc gia.
Theo Doanh nhân Sài Gòn